Đôi nét cơ bản về ngành in Offset

Đôi nét cơ bản về ngành in Offset

31/10/2023
Theo Admin Thai binh duong

In Offset, tự nó đã nói lên ý nghĩa của phương pháp in mà nó mang tên. Offset nghĩa là sự truyền qua. Bản in Offset là bản in phẳng, phần tử in và phần tử không in cùng nằm trên một mặt phẳng.

bao-bi-carton-gia-re 
VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NGÀNH IN OFFSET    
I. THẾ NÀO LÀ IN OFFSET / IN OFFSET LÀ GÌ    

In Offset, tự nó đã nói lên ý nghĩa của phương pháp in mà nó mang tên. Offset nghĩa là sự truyền qua. Bản in Offset là bản in phẳng, phần tử in và phần tử không in cùng nằm trên một mặt phẳng.      

Ngày nay, Offset là phương pháp in thông dụng hàng đầu trong ngành in. Gần đây nhất, người ta phát minh ra phương pháp in Offset khô (waterless Offset), nghĩa là bản in không cần chà nước. Phương pháp in Offset khô dựa trên kỹ thuật làm lạnh ống bản và bản in có phần tử in thấp hơn phần tử không in. Phần tử không in có cấu tạo là silicone, phần tử in có cấu tạo là Photopolymer và nằm thấp hơn phần tử không in khoảng 2µm. Phương pháp này có ưu điểm là loại trừ hoàn toàn những ảnh hưởng của dung dịch cấp ẩm có thể gây ra trong quá trình in như hiện tượng gia tăng tầng thứ (dot gain), giãn giấy, không cần quan tâm đến cân bằng mực - nước...    
   

 

padgroup-long-den-trung-thu-in-offset 
 

1. Nguyên lý in Offset: 

In Offset là phương pháp in phẳng và gián tiếp. Bản in Offset được phủ 1 lớp cảm quang có tính háo mực. Phần tử không in khi bị chiếu sáng sẽ bị rửa trôi, lộ ra lớp đế. Phần tử in không bị chiếu sáng sẽ được giữ lại. Hình ảnh trên bản in là hình ảnh thuận vì được gián tiếp truyền qua ống cao su rồi mới truyền lên vật liệu in. Phần tử in háo mực và đẩy nước, phần tử không in háo nước và đẩy mực. Điều này dựa trên cơ sở sức căng bề mặt của dung dịch cấp ẩm so với phần tử in (đẩy nước) và phần tử không in (nhận nước) và sức căng bề mặt của mực so với phần tử in (nhận mực) và phần tử không in (đẩy mực) của bản in. Phương pháp Zisman phát biểu rằng, một chất lỏng nếu muốn che phủ bề mặt chất rắn, nó phải có sức căng bề mặt thấp hơn so với sức căng bề mặt của chất rắn đó. Vậy, dung dịch cấp ẩm phải có sức căng bề mặt thấp hơn sức căng bề mặt của phần tử không in, và mực phải có sức căng bề mặt thấp hơn phần tử in. Ta cũng biết rằng mực in Offset có gốc dầu, rất kỵ nước. 

Đầu tiên, bản in Offset được lô chà nước chà qua, phần tử in đẩy nước và phần tử không in nhận nước. Sau đó, bản in Offset tiếp tục được lô chà mực chà qua, phần tử in nhận mực và phần tử không in (đã nhận nước) thì đẩy mực. Sau chu kỳ này thì mực bám trên phần tử in của bản in Offset gắn trên ống bản (plate cylinder) được truyền qua ống cao su (blanket cylinder). Ống cao su nhận mực rồi truyền lên giấy thông qua lực ép in của ống ép (impression cylinder). 
 

padgroup-long-den-trung-thu-2017 
 


  

2. Cấu tạo cơ bản máy in Offset: 

Bộ phận cấp giấy: có chức năng cấp giấy từng tờ một vào đơn vị in của máy. 

Ống chuyền: có chức năng chuyền giấy từ đơn vị in này sang đơn vị in khác. 

Đơn vị in: có chức năng truyền từ bản in xuống giấy. 

Guồng xích vô tận: có chức năng chuyền giấy từ đơn vị in cuối cùng đến bàn ra giấy 

Bộ phận nhận giấy: nhận giấy từ guồng xích vô tận và xếp thành chồng ngay ngắn. 

 

padgroup-long-den-trung-thu 
 

 
 Cấu tạo đơn vị in Offset (ảnh: http://www.saxoprint.co.uk)

  

II. CHẾ BẢN IN OFFSET 

Ngày nay, người ta thường dùng 2 công nghệ trong chế bản in Offset: 

- Computer To Film (CTF): công nghệ chuyển dữ liệu từ máy tính sang tờ film thông qua các máy ghi film. Film được đặt lên bản in để phơi dưới tia UV, sau khi phơi, bản in qua quá trình hiện để lắp lên máy in. Công nghệ CTF có nhược điểm là bản in phơi thủ công, độ chính xác không cao, dễ xảy ra hiện tượng gia tăng tầng thứ, mất trame.... 

- Computer To Plate (CTP): công nghệ chuyển dữ liệu từ máy tính sang bản in trực tiếp thông qua máy ghi bản. Bản in sau khi ghi được qua quá trình hiện để lắp lên máy in. Công nghệ CTP có ưu điểm là bản in sắc nét, chính xác, loại bỏ được các khuyết điểm của công nghệ CTF. 

III.CÔNG NGHỆ SAU IN 

Sau khi in, vật liệu in được đưa sang công đoạn sản xuất sau in. Đây là công đoạn hoàn tất sản phẩm. Tùy theo tính chất hàng hóa, yêu cầu của đơn hàng mà các công đoạn sau in có thể nhiều hoặc ít, có thể theo quy trình này nhưng cũng có thể theo quy trình khác. Công đoạn sau in bao gồm rất nhiều khâu, tùy vào đối tượng khách hàng và sản phẩm mà nhà in nhắm đến, nhà in sẽ đầu tư vào những công đoạn sau in nào. Tuy nhiên, về cơ bản, công nghệ sau in bao gồm những công đoạn sau: 

- Cắt: cắt sản phẩm đúng kích thước thành phẩm hoặc chia nhiều sản phẩm trên một tờ in. Hầu hết các sản phẩm in đều phải trải qua công đoạn này, thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt. Đối với sản phẩm là sách thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Sản phẩm khi thiết kế cần tính đến khoảng chừa xén thích hợp, thông thường là 3mm. 

- Cán bóng: có thể là cán màng PE, OPP, BOPP..., hoặc phủ Varnish. Varnish thông dụng hiện nay là UV và Waterbased. Cơ chế khô của Vanish UV là dưới tác động của tia UV (ultra violet), cơ chế khô của Varnish Waterbased là dưới tác động nhiệt (IR). Có thể phủ Varnish in-line (nếu máy in có đơn vị tráng phủ) hoặc off-line (phủ bằng máy phủ Varnish chuyên dụng sau khi in). Sau khi phủ bóng bằng Varnish Waterbased, tùy vào yêu cầu đơn hàng mà người ta có thể cho qua máy Calendering để làm tăng độ bóng của lớp Varnish Waterbased. 

- Chiết quang: gia công bề mặt vật liệu in những họa tiết rất nhỏ mà bế âm - dương không làm được. Thường sử dụng cho vật liệu in là giấy ghép metallized. 

- Bồi: là công đoạn ghép giữa 2 lớp vật liệu lại với nhau. Có thể bồi giấy - giấy, hoặc giấy - carton. 

- Cấn, bế: là công đoạn định hình sản phẩm thành hình dạng mong muốn. 

- Dán cửa sổ: Thường dùng cho hộp giấy. Sản phẩm được bế ô cửa sổ, sau đó dán vào 1 tấm suppor, mục đích để người dùng có thể quan sát được sản phẩm chứa bên trong. 

- Dán: sản phẩm là hộp hoặc túi giấy, sau khi qua công đoạn cấn, bế sẽ được dán thành phẩm. 

- Gấp: sản phẩm là sách, tạp chí ... trước khi đóng cuốn được đưa qua máy gấp. Tùy vào sản phẩm mà có thể gấp 1 vạch, 2 vạch, 3 vạch ... 

- Đóng cuốn: có thể là đóng gáy bằng keo hoặc bấm kim. 

- Ép kim 
  

Hiện tại với xu thế phát triển in ấn công nghệ offset, thì điểm giới hạn về sự tinh tế trong điểm ảnh được khắc phục, in không chỉ còn in trên giấy mà còn in trên các vật liệu có mặt phẳng tốt có xử lý bề mặt. 

Tại Thái Bình Dương, với kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành bao bì, bắt đầu từ năm 2016, 2017 chúng tôi tiếp tục phát triển mảng in trên nhựa với sự ra đời của thế hệ lồng đèn nhựa in Offset đẹp. Lồng đèn trung thu in trên nhựa PP nguyên sinh, hút nhựa định hình, chạy sóng Carton, bao bì Offset là sự định hình của chuỗi khép kín của lĩnh vực bao bì nói chung tại Tổng công ty Bao Bì Thái Bình Dương. 

Edited by Andy Hieu ( Gạo Nam Founder ) 
Be responsible about content: Dinh Xuan Duy 
Padgroup Team
Chia sẽ:
  • title
  • title
  • title
  • title